1. Xét nghiệm máu
Đầu tiên, anh sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu và các bệnh bệnh truyền nhiễm. Điều này không liên quan trực tiếp đến việc có thể đông lạnh tinh trùng hay không nhưng để đảm bảo rằng các mẫu tinh trùng được lưu trữ riêng, tránh nguy cơ nhiễm chéo sang các mẫu khác.
2. Thu thập mẫu
Mẫu được lấy trực tiếp tại phòng lấy mẫu của trung tâm
3. Xét nghiệm tinh dịch đồ
Mẫu tinh dịch sẽ được phân tích các chỉ số như: mật độ, tỉ lệ tinh trùng sống, tỉ lệ tinh trùng di động, tỉ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường... trước khi được trữ đông.
4. Chuẩn bị
Trước khi đông lạnh, tinh trùng được pha với môi trường bảo vệ đông lạnh sau đó được chia thành các tuýp lưu trữ, hạ nhiệt độ từ từ đến -80 độ C. Sau đó, tinh trùng được lưu trữ trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Điều này sẽ cho phép, mẫu trữ đông có thể sử dụng được nhiều lần, mỗi lần rã đông từng tuýp.
5. Trữ lạnh và bảo quản
Tinh trùng có thể được bảo quản trong thời gian rất lâu mà không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sau rã. Theo các báo cáo, tỷ lệ tinh trùng sống sót sau rã đông với phương pháp trữ đông này thường là hơn 50% và có khả năng thụ tinh với trứng tương đương mẫu tinh trùng tươi.
Một số lưu ý để có thể đảm bảo lấy được mẫu tinh trùng tốt nhất:
- Kiêng xuất tinh 2 – 5 ngày trước khi lấy mẫu tinh trùng
- Không nên lấy mẫu tinh trùng khi đang sốt, ốm, điều trị thuốc hay sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá.
- Việc lấy mẫu tinh trùng nên được thực hiện tại khoa hỗ trợ sinh sản, để đảm bảo mẫu được lấy đúng quy trình, được phân tích trong thời gian sớm nhất, đồng thời đảm bảo đúng tinh trùng - đúng bệnh nhân.