!-- Google tag (gtag.js) -->
Góc tư vấn, hỗ trợ
Hãy để HP Fertility giải đáp những thắc mắc của ba mẹ
Tư vấn, hỗ trợ 1:1
Các thắc mắc của anh chị sẽ được tư vấn cụ thể và chi tiết với các chuyên gia tại HP Fertility
Tại sao cần hỗ trợ phôi thoát màng?
down
Phôi nang thoát khỏi màng bao là một quá trình sinh lý đặc trưng bởi sự mỏng dần của màng trong suốt bao quanh phôi và thoát ra ngoài qua lỗ nhỏ trên màng trước khi bám vào nội mạc tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Tuy nhiên, khi thực hiện điều trị IVF có thể do tác động của điều kiện nuôi cấy, tuổi của bệnh nhân, quá trình đông rã phôi... làm màng bao của phôi dày và cứng, phôi khó thoát màng hơn. Hỗ trợ phôi thoát màng được thực hiện trước khi phôi được chuyển vào buồng tử cung. Giúp phôi có thể dễ dàng thoát khỏi màng, bám vào nội mạc tử cung (làm tổ) và phát triển.
Nếu kết quả NST đồ của vợ chồng có phát hiện bất thường thì khi làm IVF có thể dùng thuốc hỗ trợ để giảm rủi ro em bé mắc các bệnh không?
down
Các thuốc và thực phẩm chức năng hiện nay không có khả năng can thiệp về mặt di truyền mà chỉ có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng trứng và tinh trùng. Do đó để sinh em bé khỏe mạnh, anh chị nên thực hiện IVF có sàng lọc phôi (PGT-A hoặc PGT-M) và lựa chọn được những phôi không mang bất thường di truyền để chuyển.
Chọc hút trứng có đau không?
down
Quá trình chọc hút trứng, chị sẽ được gây mê tĩnh mạnh nên hoàn toàn không cảm thấy đau khi thực hiện thủ thuật này.ư. Kim sẽ được chọc vào nang trứng và lấy trứng ra ngoài bằng lực hút nhẹ nhàng. Sau khi chọc hút trứng, chị sẽ được nghỉ ngơi và ăn nhẹ. Bác sĩ theo dõi các chỉ số và kê đơn thuốc cho chị trước khi chị ra về. Thông thường, triệu chứng đau nhẹ và sẽ hết sau vài ngày. Nếu như có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như đau bụng nhiều hơn, khó đi tiểu, khó thở... chị hãy liên hệ ngay tới trung tâm để được kịp thời hỗ trợ nhé.
Vì sao cần thực hiện trữ đông phôi?
down
Trữ đông phôi giúp người phụ nữ có nhiều cơ hội chuyển phôi hơn, giúp tăng tỷ lệ có thai tích lũy sau các lần chuyển. Trong một số trường hợp, việc trữ đông phôi giúp cho những trường hợp cơ thể người phụ nữ chưa hồi phục sau kích thích buồng trứng có thời gian hồi phục, giảm nguy cơ quá kích buồng trứng. phụ nữ có lớp nội mạc tử cung chưa phù hợp để chuyển phôi, các trường hợp có các bệnh lý đi kèm cần điều trị trước khi chuyển phôi... Đối với những trường hợp có chỉ định xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Preimplantation Genetic Testing – PGT) cũng cần trữ phôi để đợi kết quả có sau từ 5-7 ngày.
Thai IVF có thể sinh thường được không?
down
Hầu các mẹ làm IVF đều nghĩ rằng thai IVF thường phải mổ nhưng thực tế thai IVF cũng giống như các trường hợp thai tự nhiên, hoàn toàn có thể theo dõi chuyển dạ bình thường và đẻ đường âm đạo nếu thuận lợi.
Tiền sử chuyển phôi thất bại nhiều lần, AMH giảm từng chu kì IVF, tỷ lệ tạo phôi thấp, thường chỉ có phôi ngày 3 thì có phác đồ điều trị như thế nào để tăng tỷ lệ thành công?
down
Với TH chuyển phôi thất bại nhiều lần, bác sĩ cần kiểm tra xem xét lại tổng thể về phía người mẹ các yếu tố liên quan đến niêm mạc tử cung, buồng tử cung, nội tiết, miễn dịch, sức khỏe tổng quát... trước khi chuyển phôi tiếp. Nếu có thể, anh chị nên nuôi phôi lên ngày 5 và làm sàng lọc phôi để lựa chọn phôi “khỏe mạnh” cho lần chuyển phôi tới. Với việc tỉ lệ tạo phôi thấp thường liên quan đến chất lượng - chức năng trứng và tỉnh trùng. Số lượng trứng giảm theo thời gian cho thấy dự trữ buồng trứng đang giảm, đáp ứng buồng trứng cũng giảm. Do đó nên điều trị IVF sớm, tích cực trước khi dự trữ buồng trứng giảm thấp. Phác đồ lúc này có thể lựa chọn gom phôi hoặc gom trứng nhiều chu kỳ. Rất tiếc, hiện không có thuốc bổ hoặc chế độ ăn uống, tập luyện nào để cải thiện được dự trữ buồng trứng và chất lượng trứng. Anh chị nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao, bổ sung các chất chống oxy hóa để nâng cao sức khỏe nói chung và tích cực điều trị để có em bé càng sớm càng tốt.
Sinh thiết phôi có làm giảm chất lượng của phôi?
down
Hiện nay, sinh thiết phôi thường chỉ được thực hiện với phôi ngày 5 - giai đoạn phôi có hàng trăm tế bào. Việc sinh thiết để làm sàng lọc phôi sẽ lấy khoảng 3-5 tế bào ở phần tế bào TE (phần tế bào sau này sẽ phát triển thành nhau thai) do đó không gây ảnh hưởng gì đến khả năng sống và làm tổ của phôi. Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu. Hơn nữa, chuyển phôi sàng lọc khỏe mạnh giúp tăng tỉ lệ thành công khi điều trị IVF.
Phôi có thể được trữ đông trong bao lâu?
down
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời gian lưu trữ phôi, trứng và tinh trùng không ảnh hưởng đến chất lượng, không làm tăng tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể và tổn thương DNA cũng như không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và em bé. Tuy nhiên việc lưu trữ phôi đông lạnh càng lâu đồng nghĩa với việc tuổi người mẹ ngày càng tăng. Nên mặc dù thời gian lưu trữ đông lạnh là không giới hạn, tuy nhiên để tối ưu khả năng mang thai cũng như về khía cạnh tâm lý, các nhà khoa học khuyên nên sử dụng các mẫu trữ đông trong khoảng 3-5 năm và tối đa là 8-10 năm.
Có trường hợp nào trứng và tinh trùng có chất lượng tốt nhưng tạo được ít phôi tốt không?
down
Có, bởi vì cái tốt mà chúng ta đang nói tới là hình dạng bên ngoài của trứng và tinh trùng. Còn về cấp độ nhỏ hơn như di truyền và chức năng thì chúng ta chưa biết rõ được hết. Có khá nhiều trường hợp, khi siêu âm được nhiều nang trứng nhưng chọc ra được ít trứng, trứng xấu - chất lượng kém khi kết hợp với tinh trùng cho tỉ lệ thụ tinh thấp. Sau khi thụ tinh, sự phát triển của phôi cũng là một quá trình chọn lọc, những phôi khiếm khuyết về di truyền sẽ ngừng phát triển và chỉ có một số phôi nhất định có thể phát triển tới ngày 3 hoặc ngày 5.
Các biến chứng có thể gặp phải khi điều trị IVF
down
Biến chứng thường gặp khi điều trị IVF là quá kích buồng trứng và đa thai. Tất cả phác đồ kích thích buồng trứng (KTBT) đều dẫn đến một tình trạng kích thích buồng trứng quá mức sinh lý nhất định, hầu hết thường nhẹ và tự hồi phục về bình thường, không để lại di chứng.Trường hợp tình trạng kích thích buồng trứng diễn ra quá mức, hai buồng trứng to, đau và sự thoát dịch nội mạch ra khoang thứ ba của cơ thể được gọi là hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Các trường hợp nặng, nguy hiểm, cần nhập viện chiếm khoảng 0,2-2% các trường hợp TTTON Đối nguy cơ đa thai xảy ra nếu như chuyển nhiều phôi cùng lúc hoặc cũng có những trường hợp chuyển đơn phôi nhưng sau đó phôi tách đôi dẫn tới đa thai (thường gặp khi chuyển phôi ngày 5 được sinh thiết, phôi có xu hướng dễ tách đôi hơn). Mang nhiều thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến các thai nhi mà phần nhiều dẫn đến sinh non. Vì vậy, bác sĩ thường tư vấn ba mẹ chuyển 01 phôi để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Chi phí chọc hút trứng và chọc hút gom trứng có gì khác nhau?
down
Kích thích buồng trứng (KTBT) nhẹ, gom trứng có thể áp dụng cho các trường hợp giảm dự trữ buồng trứng. Phác đồ này sẽ sử dụng thuốc KTBT ít hơn rất nhiều so với phác đồ thông thường. Do đó chi phí cho 1 chu kỳ KTBT gom trứng cũng sẽ thấp hơn.
Nên chuyển phôi ngày 3 hay chuyển phôi ngày 5?
down
Tinh trùng và trứng thụ tinh tạo thành phôi thai, sau đó phôi được nuôi cấy trong tủ nuôi cấy phôi. Phôi ngày 3 là phôi được nuôi sau 3 ngày sau khi thụ tinh, còn được gọi là phôi phân chia. Lúc này phôi có khoảng từ 8-10 tế bào. Phôi ngày 5 hay còn gọi là phôi nang, sau 5 ngày nuôi cấy lúc này phôi có khoảng >150 tế bào. Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi tiến hành chuyển phôi ngày 5 sẽ cao hơn ngày 3 khoảng 1,35 lần. Phôi ngày 5 sẽ có nhiều thời gian hơn để theo dõi sự hình thành và phát triển, việc sàng lọc phôi ở ngày 5 cũng cho phép bác sĩ chọn lựa những phôi khỏe mạnh nhất, có khả năng làm tổ cao nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh lý di truyền ở thai nhi. Thêm vào đó, phôi ở ngày 5 chỉ lựa chọn 1-2 phôi để chuyển, hạn chế tối đa tỷ lệ mang đa thai. .
Đối với người suy buồng trứng làm cách nào để tăng số lượng và chất lượng trứng?
down
Số lượng trứng của mỗi người phụ nữ là cố định từ lúc sinh ra, đến khi bắt đầu dậy thì, rụng trứng thì số lượng sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy sẽ không có cách nào để tăng số lượng trứng. Cách tốt nhất là nên có kế hoạch có con sớm và sinh dày hơn nếu các chị có dấu hiệu giảm dự trữ buồng trứng hoặc sau 35 tuổi.
Về chúng tôi

Trung tâm Hỗ Trợ Sinh Sản (HP Fertility)

phone
0898008666
location-add
Tầng 16, Tòa nhà A - Bệnh viện Quốc Tế Sản Nhi Hải Phòng
email
hpfertility@gmail.com.

Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)